Tính cách ISFP - Phát triển nhân cách để thành công
Bạn không thể thành công nếu không hiểu rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong công việc.
Điểm mạnh của ISFP trong công việc:
- Nhạy cảm và có óc quan sát. Các ISFP dễ dàng liên hệ với người khác và nhận ra trạng thái cảm xúc của họ. ISFP tìm kiếm sự hài hòa và rất ghét xung đột.
- Quyến rũ và cởi mở. ISFP là những người thoải mái, ấm áp và ít khi gặp khó khăn khi kết bạn và hòa nhập.
- Nghệ thuật. Những người có loại tính cách này có xu hướng có cảm giác rất tốt về thẩm mỹ và vẻ đẹp. Đây cũng là cách chính của họ để thể hiện bản thân - kỹ năng nghệ thuật của ISFP thực sự rất tuyệt vời.
- Giàu trí tưởng tượng. Các ISFP sở hữu một đầu óc sáng tạo và thường được xem như những người tạo xu hướng, nghĩ ra nhiều ý tưởng táo bạo và khác thường ở mọi lúc. Trí tưởng tượng sống động và kỹ năng nghệ thuật của họ tạo thành một sự kết hợp mạnh mẽ, nó thường xuyên hỗ trợ cho ISFP trong nhiều tình huống bất ngờ.
- Tò mò. Các ISFP có xu hướng rất ham học hỏi và sẵn sàng thử những điều mới. Họ thà chấp nhận rủi ro hơn bỏ lỡ một cơ hội thú vị.
- Đam mê và nhiệt tình. Các ISFP thường tĩnh lặng và kín đáo, nhưng họ cũng lúc trở nên cực kỳ đam mê nếu họ đang làm những công việc phấn khích và thu hút họ. Những người có loại ISFP có xu hướng có những cảm xúc rất mãnh liệt, nhưng niềm đam mê và sự nhiệt tình của họ thường ẩn giấu bên trong.
Điểm yếu của ISFP trong công việc:
- Có thể có lòng tự trọng thấp. Các ISFP thường có vấn đề với sự tự tin, đặc biệt là khi còn trẻ. Hầu hết những điểm mạnh của họ xoay quanh sự nhạy cảm và thể hiện nghệ thuật, và những thứ như vậy thường được nhiều người coi là thứ cấp - xếp sau các thứ khác, ví dụ như thành tích học tập.
- Gặp khó khăn trong môi trường học tập. Những người có các loại tính cách ISFP thường gặp nhiều khó khăn khi tìm hiểu các chủ đề khoa học và nghiên cứu, và có thể tụt lại phía sau bạn bè của họ trong các lĩnh vực kỹ thuật cao.
- Dễ bị căng thẳng. Các ISFP là những cá nhân có cảm xúc mạnh mẽ - do đó, họ gặp khó khăn khi đối phó với các cuộc xung đột hay căng thẳng. Điều này cũng có thể làm giảm lòng tự trọng và kiềm chế sự sáng tạo của họ.
- Rất cạnh tranh. Mặc dù là khá dè dặt, thậm chí nhút nhát, các ISFP có thể trở nên rất cạnh tranh trong một vài tình huống nhất định. Đặc điểm này là rất phổ biến giữa các loại SP.
- Không dự đoán trước. Các ISFP không thích cam kết hay lên kế hoạch dài hạn, họ thường sống hoàn toàn trong hiện tại và cố gắng để tránh suy nghĩ về tương lai. Điều này có thể dẫn đến rất nhiều căng thẳng và hiểu lầm trong mối quan hệ lãng mạn của họ.
- Rất độc lập. Các ISFP đánh giá trị rất cao sự tự do của họ và không thực sự lo lắng về các truyền thống, các quy định hoặc hướng dẫn, họ tin rằng nó chỉ cản trở sự thể hiện nghệ thuật và tư duy tự do. Không ngạc nhiên, khi các ISFP thường xung đột với các nhóm tính cách thích sự truyền thống, đặc biệt là tại nơi làm việc.
Các nguyên tắc thành công
- Trau dồi ưu điểm: Hãy khích lệ tài năng sáng tạo và tố chất nghệ sĩ trong bạn. Nuôi dưỡng tâm hồn mình. Hãy tạo cho mình nhiều cơ hội để giúp đỡ những người thiệt thòi, nghèo khó.
- Khắc phục khuyết điểm: Hãy thừa nhận các điểm mạnh cũng như điểm yếu của mình. Đối mặt và khắc phục những điểm yếu không có nghĩa là bạn phải thay đổi bản thân, mà có nghĩa là bạn sẽ trở thành con người tốt nhất mà bạn có thể. Bằng cách đối mặt với chúng, bạn đang thể hiện sự kính trọng đối với bản thân chứ không phải là đang tự trách chính mình.
- Lắng nghe mọi thứ: Đừng vội gạt bỏ mọi chuyện ngay lập tức. Hãy để chúng ngấm từ từ rồi từ đó mới nêu lên ý kiến đánh giá của bạn về chúng.
- Biểu lộ cảm xúc: Đừng để những cảm xúc tiêu cực vây quanh bạn. Nếu có những cảm xúc mạnh mẽ, hãy thể hiện chúng ra ngoài. Đừng để nó tích tụ lên tới đỉnh điểm và rồi bạn sẽ không thể kiểm soát được bản thân.
- Thấu hiểu mọi người: Hãy nhớ rằng mỗi người đều có cuộc sống và quan điểm riêng. Họ có quyền được bày tỏ quan điểm. Hãy tìm hiểu xem họ thuộc nhóm người nào.
- Hãy đoán nhận chỉ trích: Luôn nhớ rằng sẽ có những người không hiểu bạn hoặc không đồng tình với bạn, dẫu cho họ xem trọng bạn thế nào. Hãy cố gắng xem chúng như một lợi thế để hoàn thiện bản thân – và thật sự đúng là như vậy.
- Chịu trách nhiệm với chính bản thân: Đừng đổ lỗi cho người khác. Hãy suy nghĩ về cách giải quyết. Không ai có khả năng điều khiển cuộc sống của bạn hơn là chính bạn. Khi bạn đổ lỗi cho người khác nghĩa là bạn đã mất quyền chủ động.
- Hãy luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất: Đừng tự làm nản lòng mình bằng ý nghĩ mình thật tồi tệ. Nhớ rằng một thái độ tích cực sẽ mang đến cho bạn những hoàn cảnh tích cực.
- Hãy biết chấp nhận: Bạn sẽ luôn gặp thất vọng với nhiều người khác nếu bạn kỳ vọng quá nhiều vào họ. Thất vọng với mọi người sẽ chỉ đẩy họ ra xa khỏi bạn mà thôi. Hãy đối xử với mọi người hòa nhã theo cách bạn muốn người ta đối xử với bạn.
- Nếu chưa chắc chắn, hãy hỏi lại ngay: Nếu cảm thấy điều gì đó không ổn mà bạn không thể giải quyết được thì biết đâu người khác có thể giúp được bạn. Hãy nhớ rằng có nhiều cách để giải quyết vấn và biết đâu đấy cách của người khác lại chính là câu trả lời!