Tính cách ISFJ - Sự nghiệp
ISFJ có xu hướng rất giỏi trong việc thu thập và ghi nhớ các sự kiện khác nhau, đặc biệt là về con người. Đây là một kỹ năng xã hội rất lớn trên con đường sự nghiệp. Đặc biệt là những nơi cần làm việc nhóm và sự hợp tác. ISFJ sẽ luôn luôn nhớ tên của con gái ông chủ hay ngày sinh nhật của hầu hết các đồng nghiệp của họ. Hơn nữa, ISFJ cũng rất đồng cảm với cảm xúc của người khác. Do đó, khi nói đến việc lựa chọn nghề nghiệp tốt nhất cho một ISFJ, có thể nói rằng họ có xu hướng trở thành nhà cố vấn tuyệt vời, trợ lý hành chính hoặc quản lý.
Sự nghiệp của ISFJ có xu hướng tiến triển khá thuận lợi bởi vì ISFJ sẵn sàng đặt rất nhiều nỗ lực vào việc đảm bảo rằng công việc sẽ được hoàn thành. Họ rất thực tế - tuy nhiên, điều này đi kèm với một giá của nó, đó là ISFJ không thích các lý thuyết, khái niệm hoặc ý tưởng trừu tượng. Vì lý do này, các ISFJ nên tránh sự nghiệp liên quan đến lý thuyết (ví dụ như nghiên cứu học tập) và tập trung vào những lĩnh vực "thực tế" - họ thích thực thi các ý tưởng và làm mọi thứ hoạt động. Một số các con đường sự nghiệp điển hình nhất của ISFJ sử dụng các đặc điểm này: thiết kế nội thất, nhân viên kế toán, kinh tế hoặc quản lý văn phòng.
Các ISFJ rất chuyên về phục vụ, ấm áp và truyền thống. Họ tôn trọng các giá trị truyền thống và sự an toàn - điều này cũng thường được phản ánh trong sự nghiệp ISFJ. Không phải là lạ khi nhìn thấy ISFJ tham gia vào các hoạt động tình nguyện, công tác cộng đồng hoặc các sáng kiến phát triển thời thơ ấu. Họ cũng có xu hướng trở thành những y tá tuyệt vời và nhân viên xã hội hay tôn giáo.
Nhìn chung, ISFJ cần phải sử dụng kỹ năng thấu hiểu cảm xúc con người bởi vì đây là một trong những điểm mạnh quan trọng nhất và độc đáo nhất của họ. Và ISFJ cũng cần tìm kiếm các cơ hội để tạo ra các nguyên tắc, trật tự từ sự hỗn loạn vì họ thường có tài năng thực sự đặc biệt trong lĩnh vực này. Con đường sự nghiệp của ISFJ sẽ phát triển rất tốt nếu ISFJ tận dụng được hai đặc điểm mạnh đó trong nghề nghiệp.
Để tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội hay cần định hướng xem mình có đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu chính mình và các đặc điểm tính cách có thể tác động đến thành công hay thất bại trong lĩnh vực bạn sẽ làm hay đang làm. Bạn cần phải biết được những gì có ý nghĩa hay quan trọng đối với bạn. Khi bạn hiểu được ưu điểm và nhược điểm của mình và nhận thức được điều quan trọng và ý nghĩa đối với cuộc đời bạn thì bạn sẽ chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân, toàn bộ thế mạnh của bạn sẽ được phát huy. Bạn sẽ thấy yêu công việc và cuộc sống hơn.
Các ISFJ thường mang những đặc điểm:
- Rất tinh ý và ý thức được cảm giác cũng như những phản ứng của người khác- Họ có một kho dữ liệu thông tin về người khác rất đa dạng và phong phú
- Có trí nhớ tuyệt vời về những chi tiết mà họ thấy quan trọng
- Có thể là chỗ dựa vững chắc, giúp đỡ mọi người hoàn thành nhiệm vụ của mình
- Luôn có xu hướng giúp đỡ: tập trung vào các nhu cầu của người khác
- Nhân hậu và chu đáo
- Rất đồng điệu với môi trường xung quanh - có cảm quan xuất sắc về không gian và cách tổ chức
- Thực tế, kiên định, thiết thực - ISFJ không thích làm việc với những giả thiết và những vấn đề trừu tượng
- Không thích làm những việc không thực tế đối với họ
- Thích tạo ra các kết cấu và trình tự
- Tiếp thu tốt nhất trong môi trường huấn luyện thực hành
- Có trách nhiệm cao trong mọi công việc
- Chăm chỉ làm việc cho đến khi nó hoàn thành
- Thường đặt nhu cầu của người khác lên trên nhu cầu của bản thân
- Cực kì không thoải mái với xung đột hay đối đầu
- Đề cao một cuộc sống an toàn, thanh bình, theo truyền thống
Hai đặc điểm giúp ISFJ định hướng chính xác nghề nghiệp chính là:
- Thật sự có hứng thú và dễ dàng đồng điệu với cảm xúc của người khác.
- Thích sáng tạo những cấu trúc và thứ tự, và thật sự rất giỏi trong việc này.
Một cách lý tưởng, ISFJ nên lựa chọn những công việc mà họ có thể sử dụng khả năng quan sát con người đặc biệt của mình để xác định nhu cầu của người khác, và sử dụng khả năng tổ chức tuyệt vời để xây dựng những kế hoạch và môi trường để đạt được điều mà người khác muốn. Trí thông minh xuất chúng về không gian và trình tự cũng tạo cho họ những khả năng đặc biệt trong việc sử dụng óc thẩm mỹ vào thực tế, như trang trí nội thất và thiết kế thời trang.
Dưới đây là các công việc phù hợp với ISFJ, đây là các công việc để bạn tham khảo, chứ không phải là tất cả (phần lớn các công việc được liệt kê là phù hợp với ISFJ nhưng không phải chắc chắn) :
- Chăm sóc trẻ em/Phát triển trẻ em.- Nhà thiết kế.
- Trang trí nội thất.
- Y tá.
- Công tác xã hội/Cố vấn.
- Trợ lí giám đốc.
- Trưởng phòng.
- Quản lý/Quản lý hành chính.
- Tăng lữ/Người làm việc liên quan đến tôn giáo.
- Người quản lí nhà sách.
- Người quản lí cửa hàng