Tính cách INTP - Phát triển nhân cách để thành công
Bạn không thể thành công nếu không hiểu rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong công việc.
Điểm mạnh của INTP trong công việc:
- Nhà tư tưởng trừu tượng và là nhà phân tích suất sắc. Các INTP rất giỏi trong việc tưởng tượng các mô hình và nhìn thấy những bức tranh lớn. Họ cũng có một khả năng ấn tượng đó là ngay lập tức nảy ra ý tưởng khác, liên kết chúng theo những cách mà thường làm bối rối hầu hết những người mang loại tính cách khác.
- Trung thực và thẳng thắn. Các INTP không hùa theo tập thể và không ẩn dụ hay vòng vo trong lời nói của họ. INTP sẽ nêu rõ quan điểm của họ và mong muốn những người khác cũng vậy.
- Khách quan. Những người có tính cách INTP là những cá nhân rất lý trí và hợp lý, họ không bị cảm xúc chi phối trong quá trình ra quyết định. Do đó, họ rất tự hào về sự công bằng và vô tư của mình trong công việc.
- Giàu trí tưởng tượng và độc đáo. Tâm trí của một INTP luôn luôn suy nghĩ, luôn sản xuất những ý tưởng bất kể là ngày hay đêm. Không ngạc nhiên, khi các INTP không gặp khó khăn với các công việc đòi hỏi tính sáng tạo, giải pháp độc đáo.
- Tư tưởng thông thoáng. Các INTP có tư tưởng thông thoáng và sẵn sàng chấp nhận những ý tưởng khác với họ, miễn là nó được tạo ra từ các sự kiện và logic. Hơn nữa, các INTP thường khá phóng khoáng khi nói đến chuẩn mực và truyền thống xã hội, phán xét người khác chỉ dựa trên ý tưởng của họ.
- Nhiệt tình. Các INTP có thể bỏ ra rất nhiều thời gian để cố gắng tìm ra một cái gì đó mà họ đang rất quan tâm Họ cũng sẽ có rất nhiệt tình khi thảo luận về chủ đề đó với người khác.
Điểm yếu của INTP trong công việc:
- Đãng trí. Các INTP có thể tập trung tất cả nỗ lực của họ vào việc phân tích một ý tưởng cụ thể, nhưng điều này thường làm cho họ bỏ qua mọi thứ khác. Họ có thể quên hoặc chỉ đơn giản là bỏ lỡ những thứ không có liên quan đến các đối tượng quan tâm của họ.
- Nghi ngờ bản thân. Các INTP có thể phân tích tuyệt vời, nhưng họ thường thiếu tính quyết đoán như các loại J . Một INTP có thể cảm thấy khá khó khăn để quyết định ý tưởng nào là tốt nhất, luôn luôn tìm kiếm thêm thông tin và nghi ngờ kết luận của riêng mình.
- Không nhạy cảm. Các INTP gặp khó khăn để "nhúng" cảm xúc vào trong quá trình ra quyết định của họ, họ tập trung tất cả nỗ lực vào việc cơ sở phải hợp lý. Do đó, họ thường có thể không nhạy cảm hoặc là bối rối khi nói đến đối phó với một tình huống cần cảm xúc.
- Rất riêng tư và khép kín. Các INTP thường không muốn để cho bất kỳ ai hiểu rõ tâm trí của họ, họ thích một mình. Họ thường nhút nhát trong môi trường tập thể (hay xã hội) và ngay cả bạn bè của INTP cũng rất khó khăn để tìm hiểu họ.
- Có thể hay "lên lớp" người khác. Các INTP thường tự hào về kiến thức và khả năng lý luận sâu rộng của họ, nhưng họ có thể dễ dàng thất vọng khi cố gắng để mô tả suy nghĩ của mình cho người khác. Các INTP rất thích trình bày ý tưởng của mình cho mọi người, nhưng giải thích như thế nào người khác hiểu được từ A đến Z là một vấn đề khác.
- Không đưa quy định và các hướng dẫn. Các INTP cần rất nhiều sự tự do và rất ít tôn trọng các nguyên tắc và truyền thống, nó đặt ra giới hạn với trí tưởng tượng của họ. Những người có loại tính cách này chấp nhận ít an toàn nhưng bù lại được tự chủ hơn.
Các nguyên tắc thành công
- Trau dồi ưu điểm: Hãy nhớ rằng điểm mạnh của bạn là sự thành thạo trong việc phân tích các vấn đề và tình huống một cách logic. Vì vậy, hãy luôn cho mình cơ hội để rèn luyện tài năng này. Bạn sẽ cảm thấy hạnh phúc thông qua những trải nghiệm đó.
- Khắc phục khuyết điểm: Không ai là hoàn hảo cả và bạn cũng vậy. Hãy chấp nhận điểm yếu (mà không tự trách cứ bản thân) sẽ tạo cho bạn sức mạnh để thay đổi cuộc sống theo hướng tốt đẹp hơn.
- Biểu lộ những suy nghĩ của bạn: Thảo luận những ý tưởng và nhận thức của bạn với mọi người sẽ giúp bạn phát triển được trực giác hướng ngoại của mình, và cả sự nhận thức về thế giới. Việc bạn sử dụng những tính cách bổ trợ tốt đến đâu rất quan trọng đối với sức khỏe và hạnh phúc toàn diện của bạn.
- Thấu hiểu mọi người: Hãy nhớ rằng mỗi người đều có cuộc sống và quan điểm riêng. Họ có quyền được bày tỏ quan điểm. Hãy tìm hiểu xem họ thuộc nhóm người nào.
- Lắng nghe mọi thứ: Đừng vội gạt bỏ mọi thứ ngay lập tức. Cứ để nó ngấm từ từ vào bạn, rồi từ đó bắt đầu phán xét. Cố gắng đừng loại bỏ những thứ ngoài tầm hiểu biết – chúng không phải là những thứ phi logic.
- Hiểu rõ và thể hiện cảm xúc của mình: Có thể bạn sẽ gặp khó khăn trong việc hiểu cảm giác của bạn về một người khác. Việc thấu hiểu cảm giác đó rất quan trọng. Đừng lừa dối người khác với sự mâu thuẫn đó của bạn. Nếu chắc rằng bạn quý trọng một người, hãy nói cho họ biết mỗi lần bạn nghĩ đến điều này. Đây là cách tốt nhất để họ cảm thấy an toàn khi ở trong phạm vi tác động của bạn, và cũng là một cơ hội để phát triển một mối quan hệ bền vững.
- Hãy rời khỏi vùng an toàn: Hãy hiểu rằng cách duy nhất để vươn lên là thoát ra khỏi vùng an toàn của mình. Nếu cảm thấy không thoải mái với một ý tưởng hay một trường hợp nào đó vì bạn không chắc chắn làm thế nào để phản ứng, đó là điều tốt! Đó là một cơ hội cho phép bản thân bạn trưởng thành hơn.
- Hãy tôn trọng các nguyên tắc xã hội: Bạn nên chấp nhận rằng xã hội được bao hàm bởi những nguyên tắc cơ bản, và nó sẽ không thể phát triển nếu những nguyên tắc đó không được thừa nhận và ủng hộ. Trong nền dân chủ, người ta phải bỏ phiếu. Gặp đèn đỏ, người ta phải ngừng xe. Nếu họ không bỏ phiếu chỉ vì đối với họ điều đó không quan trọng, vậy ai sẽ là người nắm quyền? Nếu họ không dừng xe lại khi gặp đèn đỏ bởi điều đó không nằm trong kế hoạch của họ, vậy thì làm sao chúng ta có thể lái xe an toàn? Những ưu tiên và kế hoạch của bạn rất quan trọng, nhưng bạn phải thừa nhận rằng những vấn đề của thế giới bên ngoài cũng quan trọng không kém. Đừng gạt bỏ tầm quan trọng của những nguyên tắc, dù cho chúng không có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của bạn.
- Hãy luôn nghĩ đến những điều tốt đẹp nhất: Đừng tự làm nản lòng mình bằng ý nghĩ mình thật tồi tệ. Nhớ rằng một thái độ tích cực sẽ mang đến cho bạn những hoàn cảnh tích cực.
- Chịu trách nhiệm với chính bản thân: Đừng đổ lỗi cho người khác. Hãy suy nghĩ về cách giải quyết. Không ai có khả năng điều khiển cuộc sống của bạn hơn là chính bạn. Khi bạn đổ lỗi cho người khác nghĩa là bạn đã mất quyền chủ động.