Tính cách INTJ - Mối quan hệ
Không dễ dàng để trở thành bạn của INTJ. Họ đánh giá lý trí và sự thông minh cao hơn bất cứ điều gì khác, và có xu hướng tự cho rằng hầu hết mọi người họ tiếp xúc có thể kém thông minh hơn họ. Phần lớn có lẽ sẽ gọi đó là kiêu ngạo; các INTJ sẽ hợp lý hóa điều này như một cơ chế lọc tự nhiên và và tranh cãi làm cho người ta rất dễ chán nản họ. Do đó, các INTJ thường có rất ít bạn bè tốt - nhưng họ cũng không thực sự thấy cần thiết phải có một danh sách bạn bè đông đảo.
Tính cách INTJ rất độc lập và tự lập. Họ nhìn nhận bạn bè của họ như là để trao đổi về trí tuệ và kiến thức hơn là một cầu nối để liên kết với xã hội bên ngoài. Các INTJ thấy hạnh phúc khi đưa ra những cách thức mới để cải thiện và làm sâu sắc thêm mối quan hệ, nhưng họ sẽ không phụ thuộc vào tình cảm bạn bè của họ. Hơn nữa, các INTJ sẽ không thích những biểu lộ thể chất của cảm xúc (ôm ấp vuốt ve, chạm,...), ngay cả với bạn bè thân thiết.
Những người bạn INTJ cũng thấy rằng những người có loại cá tính này rất khó để "đọc" (khó đoán). Các INTJ không chỉ là điềm nhiên, không xúc động, mà họ cũng có khả năng để cố gắng ngăn chặn những cảm xúc thông qua các bộ lọc tinh thần của họ - do đó cảm xúc chính là điểm yếu của họ, họ làm hết sức mình để chúng không thể hiện ra bên ngoài, vì lo sợ điều này sẽ vi phạm những chuẩn mực của lý trí và tư duy logic mà họ đã đặt ra. Và ngược lại, các INTJ không nhạy cảm khi nói đến cảm xúc của những người khác - và có một điều chắc chắn rằng, các INTJ gặp khó khăn khi thể hiện điều gì đó bằng cảm xúc.
Các INTJ rất biết tìm cách thư giãn và họ thích thú khi ở giữa những người bạn thân. Nổi tiếng với những lời mỉa mai và sự hài hước ẩn ý làm cho INTJ trở thành người kể chuyện tuyệt vời, miễn là người nghe có thể hiểu (và chịu đựng) việc đùa của họ. Đây là một trong những lý do tại sao các INTJ thường rất thích nhóm NT hoặc NF - 2 nhóm này có thể hiểu được những câu nói lưng chừng, nửa vời hay nói lóng và làm theo suy nghĩ của INTJ. Ngược lại, những người mang đặc điểm S ( nhạy cảm ) có khả năng cảm thấy khá bực bội với các INTJ này.
Những người mang loại tính cách INTJ thường là những cá nhân có năng khiếu và tỏa sáng, họ luôn tìm kiếm sự tăng trưởng và phát triển cá nhân, và cũng khuyến khích bạn bè của họ đi theo con đường tương tự. Nếu INTJ có thể kết nối với người khác ở mức độ này, tình bạn của họ có khả năng sẽ mạnh mẽ và lâu dài. Nói chung các INTJ thường là những người bạn "ít cần quan tâm", những người không đòi hỏi nhiều sự chú ý hoặc liên lạc thường xuyên - họ hiểu được giá trị của sự riêng tư và độc lập, và cũng sẽ thực sự giúp bạn bè của họ để trở nên độc lập hơn.
Tóm lại, các INTJ tin vào sự phát triển bền vững trong các mối quan hệ, họ nỗ lực vì sự tự do cho bản thân và bạn bè của họ. Các INTJ liên tục bắt tay vào các dự án "cải tiến" nâng cao chất lượng tổng thể cuộc sống và các mối quan hệ của họ. INTJ rất nghiêm túc với những cam kết của họ, nhưng lại vui vẻ chấp nhận để xác định lại sự cam kết đó nếu họ cảm thấy việc gì đó có thể chứng minh là tiến bộ hơn so với hiểu biết hiện tại của họ. Họ không dễ dàng "cởi mở" và quá thân mật với bạn bè hoặc con cái, và đôi khi có vẻ như vô tâm với nhu cầu tình cảm của họ. Tuy nhiên, INTJ là những người rất có năng khiếu và thông minh, họ luôn phấn đấu để làm được điều tốt nhất, và luôn phát triển theo hướng tích cực. Nếu họ áp dụng các mục tiêu cơ bản này vào mối quan hệ cá nhân, có khả năng INTJ sẽ tận hưởng những mối quan hệ tốt đẹp và hạnh phúc với gia đình và bạn bè.
Các ưu điểm của INTJ:
- Tự tin vào bản thân.
- Không bị đe dọa bởi xung đột và chỉ trích.
- Nhìn chung rất thông minh và có năng khiếu.
- Nghiêm túc trong các mối quan hệ và cam kết.
- Quan tâm đến việc "tối ưu hóa" các mối quan hệ của họ.
- Có thể kết thúc một mối quan hệ khi biết mối quan hệ này nên dừng lại, mặc dù điều này có thể còn hiện diện trong đầu họ một thời gian sau đó.
- Là người lắng nghe giỏi.
Các nhược điểm của INTJ:
- Thường có xu hướng đáp lại các cuộc xung đột bằng logic và lý luận, hơn là mong đợi sự hỗ trợ về mặt tình cảm.
- Không tự nhiên đồng điệu với cảm xúc của người khác, đôi khi có thể vô tâm.
- Có xu hướng tin rằng họ luôn đúng.
- Không tự nhiên khi thể hiện cảm xúc và tạo cảm giác yêu mến.
- Việc họ liên tục cải thiện tất cả mọi thứ có thể gây ảnh hưởng đến các mối quan hệ.
- Có xu hướng không sẵn lòng hoặc không chấp nhận sự khiển trách.
- Có xu hướng giữ kín một phần nào đó về chính bản thân họ.