Tính cách ESFP - Phát triển nhân cách để thành công
Bạn không thể thành công nếu không hiểu rõ được điểm mạnh và điểm yếu của mình trong công việc.
Điểm mạnh của ESFP trong công việc:
- Táo bạo. Các ESFP muốn trải nghiệm nhiều điều, cố gắng hết sức để có thể thử điều đó - họ không ngại ra ngoài vùng an toàn của họ hoặc khám phá một cái gì đó mà người khác không muốn làm.
- Độc đáo. Các ESFP muốn thử nghiệm và tận hưởng sự nổi bật trong đám đông. Họ không thực sự quan tâm đến truyền thống hoặc những gì người khác yêu cầu họ làm.
- Kỹ năng giao tiếp xuất sắc. Các ESFP có xu hướng rất hài hước và nói nhiều - họ sẽ không bao giờ ra khỏi những cuộc thảo luận. Họ rất chán nản nếu ở một mình và rất thích giao tiếp với những người khác nếu có thể.
- Nhận thức về thẩm mỹ và vẻ đẹp rất tuyệt vời. Các ESFP có khả năng về nghệ thuật khá tốt, đặc biệt là khi nói đến vấn đề giải trí của người khác.
- Thực tế. Các ESFP chỉ quan tâm đến các vấn đề thực tế - họ không thích các cuộc thảo luận lý thuyết hay triết học, coi đó là một sự lãng phí thời gian của họ.
- Rất tinh ý. Tính cách của các ESFP là sống trong giây phút hiện tại và tập trung hoàn toàn vào những gì đang xảy ra "ở đây và bây giờ". Họ rất dễ dàng để nhận thấy sự thật, những thứ hữu hình và sự thay đổi.
Điểm yếu của ESFP trong công việc:
- Cảm thấy khó khăn để tập trung. Các ESFP thường rất nhanh chóng chán nản. Họ thích tham gia vào các cuộc giải trí và cố gắng kéo dài chúng càng lâu càng tốt, bất kể tình hình. Không ngạc nhiên, khi họ cảm thấy khó khăn để đối phó với nhiệm vụ đòi hỏi sự kiên nhẫn, tập trung và tận tụy.
- Rất nhạy cảm. Những người có loại tính cách này cực kỳ biểu cảm và tình cảm, làm cho họ không thể che giấu cảm xúc của mình. Họ có khả năng phản ứng rất tình cảm khi đối mặt với những lời chỉ trích hay khi họ bị đẩy vào một góc và không thể đưa ra quyết định.
- Lập kế hoạch kém. Các ESFP hiếm khi nghĩ về tương lai, họ quan tâm hơn đến thời điểm hiện tại và từ chối phải lập kế hoạch cho các bước tiếp theo hoặc hậu quả tiềm tàng.
- Luôn luôn tìm kiếm sự phấn khích. Các ESFP chấp nhận rủi ro và thường buông thả, đặt niềm vui của hiện tại lên trên sự ổn định, kế hoạch dài hạn.
- Gặp khó khăn trong môi trường lý thuyết. Các ESFP thấy việc học lý thuyết như một sự lãng phí thời gian - họ càng thích thú hơn trong sáng tạo, những điều thực tế cũng như giao tiếp xã hội. Những người có loại tính cách này có cảm thấy gặp khó khăn để bám theo lịch trình hay bị ép buộc phải nỗ lực để thành công trong môi trường học tập.
- Ghét xung đột. Các ESFP làm tất cả mọi thứ có thể để bỏ qua các cuộc xung đột tiềm tàn, thường giả vờ là quan tâm hoặc lo lắng, nhưng sau đó sẽ làm thứ gì đó mà họ cảm thấy thích.
Các nguyên tắc thành công
- Trau dồi ưu điểm: Phát triển khả năng biểu cảm tự nhiên và những kĩ năng thực hành của bạn. Ấp ủ những trân trọng về thế giới của bạn. Hãy cho bản thân bạn cơ hội được tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn.
- Khắc phục khuyết điểm: Chấp nhận những điểm mạnh và điểm yếu của bạn. Đối diện và thỏa hiệp với khuyết điểm không có nghĩa là bạn phải thay đổi con người mình, mà điều đó có nghĩa là nếu bạn muốn trở thành người tuyệt nhất, bạn có thể. Qua cách đối mặt với những khuyết điểm, bạn cảm thấy quý trọng con người thật của mình hơn là chống lại nó.
- Lắng nghe mọi thứ: Hãy cố gắng đừng chấp nhận mọi thứ qua giá trị bề ngoài. Hãy để nó lắng đọng lại và lắng nghe sự mách bảo của cảm giác của chính bạn.
- Thể hiện cảm xúc của mình: Đừng để những lo lắng dồn nén, tích tụ bên trong bạn. Nếu bạn gặp khó khăn vì nghi ngờ hay sợ hãi, hãy chia sẻ với những người thân nhất của bạn, họ sẵn sàng lắng nghe và đưa ra lời khuyên cho bạn. Đừng mắc sai lầm về việc nói cho qua chuyện.
- Hãy cố gắng thấu hiểu người khác: Hãy nhớ rằng còn có mười lăm loại tính cách khác, những người có cái nhìn khác so với bạn. Cố gắng tìm hiểu họ thuộc nhóm tính cách nào nào và tìm hiểu về con người của họ.
- Bình tĩnh, lắng nghe những lời chỉ trích: Hãy nhớ rằng sẽ luôn có người không hiểu bạn hoặc không đồng tình với bạn, dẫu cho họ xem trọng bạn thế nào. Hãy xem chúng như một lợi thế để phát triển – và thật sự đúng là như vậy. Bạn sẽ trở nên tốt hơn nếu biết lắng nghe những lời góp ý từ người khác.
- Hãy biết chấp nhận: Bạn sẽ luôn gặp thất vọng với nhiều người khác nếu bạn kỳ vọng quá nhiều vào họ. Thất vọng với mọi người sẽ chỉ đẩy họ ra xa khỏi bạn mà thôi. Hãy đối xử với mọi người hòa nhã theo cách bạn muốn người ta đối xử với bạn.
- Chịu trách nhiệm với chính bản thân mình: Hãy nhớ rằng mỗi lời nói và hành động của bạn đều tác động đến mọi thứ xung quanh bạn. Vì vậy việc bạn nhận hoàn toàn trách nhiệm và tin tưởng vào những chuẩn mực của bạn là rất quan trọng.
- Hãy tin tưởng vào những điều tốt đẹp nhất: Đừng làm bản thân bạn cảm thấy đau buồn bằng cách khoác lên mình những khuyết điểm. Hãy nhớ là một thái độ tích cực thường tạo ra những hoàn cảnh tích cực.
- Nếu chưa chắc chắn, hãy hỏi lại ngay: Nếu cảm thấy điều gì đó không ổn mà bạn không thể giải quyết được thì biết đâu người khác có thể giúp được bạn. Hãy nhớ rằng có nhiều cách để giải quyết vấn và biết đâu đấy cách của người khác lại chính là câu trả lời!