Tính cách ENFJ - Sự nghiệp
Hầu hết sự nghiệp điển hình của ENFJ đều có chung một đặc điểm quan trọng đó là tập trung vào việc làm cho người khác hạnh phúc. Các ENFJ thường rất ấm áp, gần gũi và vị tha, họ có nhiều sự lựa chọn khả thi khi nói đến việc chọn một nghề nghiệp tốt nhất cho họ.
Chúng ta hãy bắt đầu khỏa sát sự lựa chọn nghề nghiệp của ENFJ bằng cách chỉ rõ một thực tế là ENFJ chân thành quan tâm đến người khác và cố gắng làm hết sức mình để giúp đỡ mọi người. Trên hết, những người mang loại tính cách ENFJ có xu hướng có kỹ năng xã hội và giao tiếp phi thường - ENFJ được gọi là "Người thấu hiểu mọi người". ENFJ tỏa sáng trong các lĩnh vực cần sự tiếp xúc với khách hàng - họ có thể trở thành đại diện bán hàng suất sắc, chuyên gia tư vấn quảng cáo hoặc quản trị nhân sự.
ENFJ thường khá nhạy cảm và thậm chí có phần duy tâm. Đây là một con dao hai lưỡi, bởi vì sự nhạy cảm hướng ENFJ đến với lĩnh vực cần trí tuệ cảm xúc cao, mặt khác ENFJ rất dễ bị chỉ trích và nên tránh xa các công việc căng thẳng. Một số ngành nghề mà ENFJ nên tránh: tài chính (đặc biệt là kinh doanh chứng khoán), cảnh sát, quản lý của công ty, nhân viên cấp cứu, y học hay quân sự.
Những người có loại cá tính này cũng thực sự sáng tạo, có tổ chức và trung thực - điều này làm cho họ xuất sắc trong các lĩnh vực tâm lý học, điều phối viên sự kiện hay các chính trị gia (có một vài chính trị gia trung thực trên thế giới!). Ngoài ra, họ cũng có thể xuất sắc trong lĩnh vực báo chí.
ENFJ yêu những thách thức mới và cảm giác xúc động mà họ nhận được từ việc giúp đỡ người khác. Do đó, nhiều ENFJ phù hợp với nghề nghiệp "vị tha", ví dụ như công tác xã hội hay tôn giáo, giảng dạy hoặc tư vấn. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng ENFJ cần sự chấp thuận tuyệt đối từ những người khác để cảm thấy hài lòng và vui vẻ - nếu điều này là không sớm xảy ra. ENFJ sẽ nhanh chóng mất nhiệt huyết và tìm kiếm lĩnh vực hoặc dự án khác.
Để tìm kiếm chỗ đứng trong xã hội hay cần định hướng xem mình có đang đi đúng hướng hay không, thì điều quan trọng nhất là bạn cần phải hiểu chính mình và các đặc điểm tính cách có thể tác động đến thành công hay thất bại trong lĩnh vực bạn sẽ làm hay đang làm. Bạn cần phải biết được những gì có ý nghĩa hay quan trọng đối với bạn. Khi bạn hiểu được ưu điểm và nhược điểm của mình và nhận thức được điều quan trọng và ý nghĩa đối với cuộc đời bạn thì bạn sẽ chọn được nghề nghiệp phù hợp nhất với bản thân, toàn bộ thế mạnh của bạn sẽ được phát huy. Bạn sẽ thấy yêu công việc và cuộc sống hơn.
Các ENFJ thường mang những đặc điểm:
- Đặc biệt giỏi trong việc đối nhân xử thế- Coi trọng cảm xúc của mọi người
- Chân thành và nhiệt tình quan tâm đến mọi người
- Trung thành và trung thực
- Lấy việc giúp đỡ người khác làm niềm vui cho bản thân mình
- Đánh giá cao cấu trúc và tổ chức
- Coi trọng sự hài hòa, và rất giỏi trong việc tạo ra sự hài hòa đó
- Không thích các vấn đề mang tính logic hay cần đến phân tích
- Khả năng tổ chức và sắp xếp tốt
- Thích sự đa dạng và những thử thách
- Sáng tạo và giàu trí tưởng tượng
- Cần sự tán thành/ủng hộ của người khác để cảm thấy hài lòng với bản thân
- Cực kì nhạy cảm với những lời phê bình và xích mích
Sự linh hoạt trong tính cách đã khiến cho ENFJ tốn khá nhiều thời gian trong việc chọn nghề nghiệp. Một khi ENFJ làm việc trong môi trường có nhiều sự hỗ trợ và động viên thì họ sẽ làm rất tốt, nhất là trong các công việc phải giao tiếp với con người và đối mặt với nhiều thử thách kích thích sự sáng tạo của họ.
Dưới đây là các công việc phù hợp với ENFJ, đây là các công việc để bạn tham khảo, chứ không phải là tất cả (phần lớn các công việc được liệt kê là phù hợp với ENFJ nhưng không phải chắc chắn) :
- Chính trị gia / Nhà ngoại giao.- Nhà tâm lý học.
- Công tác xã hội / Cố vấn.
- Nhà giáo.
- Nhà tư vấn.
- Quản lý nhân sự.
- Đại diện bán hàng.
- Tổ chức sự kiện.
- Nhà văn.